Ác mẫu giết con Hồ thái hậu (Bắc Ngụy)

Thái hậu sau khi tiếp tục nhiếp chính cho Hiếu Minh Đế, vẫn xa xỉ dâm loạn như trước, đã ban rất nhiều quyền lực cho người tình của bà là Trịnh Nghiễm (鄭儼). Trịnh Nghiểm ra sức hạn chế quyền lực của các đại thần, làm nhiều người phẫn nộ. Có nhà sư khuyên can Thái hậu nhưng bà không nghe. Mặc dù Nguyên Ung và Đông Bình vương Nguyên Lược (元略) (em trai của Nguyên Hi) cũng được tin tưởng và có vị trí cao, song Trịnh Nghiễm và cộng sự của ông ta là Từ Hột (徐紇), Lý Thần Quỹ còn có nhiều quyền lực hơn họ.

Các cuộc nổi loạn vẫn tiếp diễn, và trong những năm này, các cuộc nổi loạn chính là của:

Hồ thái hậu đã cử một số tướng đi trấn áp các cuộc nổi loạn song không thành công, và khi Tiêu Bảo Dần bị thuộc hạ đánh bại và phải chạy trốn đễn chỗ Mặc Kỳ Sửu Nô, các tướng Bắc Ngụy đã không thể đè bẹp một cuộc nổi loạn nào khác. Tình hình càng trầm trọng khi Hồ thái hậu không thích nghe tin về các thành công của quân nổi loạn, và do đó các hầu cận của bà thường bịa ra các tin tốt, khiến bà thường từ chối yêu cầu tiếp viện của các tướng. Nhiều lần, Hiếu Minh Đế công khai tuyên bố rằng ông sẽ đích thân dẫn quân chống lại các cuộc nổi loạn, song trên thực tế ông đã không làm như vậy. Trong khi đó, biết rằng Bắc Ngụy có loạn, Lương đã tận dụng thời cơ để chiếm được một số thành biên giới, bao gồm cả 52 thành ở Thọ Dương (壽陽, nay thuộc Lục An, An Huy).

Thành công quân sự duy nhất mà Bắc Ngụy đạt được trong thời gian này đã xảy ra vào cuối năm 525, khi nước này tái chiếm được Bành Thành từ tay Lương song đây là một điều tình cờ. Dự Chương vương Tiêu Tông là con trai của Lương Vũ Đế và Ngô thục viện (Ngô thục viện trước đó là thê thiếp của hoàng đế Tiêu Bảo Quyển của Nam Tề), Tiêu Tống bị thuyết phục rằng ông thực chất là con trai của Tiêu Bảo Quyển nên đã đầu hàng Bắc Ngụy.

Thái hậu còn sợ người trong tông thất ghen ghét mình, nên lập ra phe cánh chống lại, sát hại nhiều thân tín của Hiếu Minh Đế. Từ đó quan hệ mẹ con trở nên căng thẳng. Lúc đó có nhiều người theo đạo được Hiếu Minh Đế cho làm tả hữu, Hồ thái hậu bèn ra lệnh giết chết ở Thành nam, sau đó bà còn ra tay sát hại các đại thần thân tín của Hiếu Minh Đế như Cốc Hội, Thiệu Đạt nên hiềm khích giữa hai người ngày càng to hơn.

Năm 528, phi tần Phan Sung Hoa hạ sinh một công chúa, Hồ thái hậu cho lan tin rằng đó là con trai[13] và ra lệnh đại xá thiên hạ.

Cũng trong năm này, do căm ghét Trịnh Nghiễm, Từ Hột nên Hiếu Minh Đế bí mật gửi thư cho tướng Nhĩ Chu Vinh đang ở Tĩnh Châu[14] nhờ đưa quân Lạc Dương để giết Trịnh Nghiễm và Từ Hột, nhưng sau cùng lại đổi ý. Tuy nhiên, tin tức lọt vào tay Trịnh Nghiễm. Trịnh Nghiễm hoảng sợ, nói với Hồ thái hậu và khuyên bà ra tay trước. Nghe lời Nghiễm, đến tháng 2 năm đó, Hồ thái hậu cho hạ đốc giết chết con trai mình[10]. Năm đó Hiếu Minh Đế mới 19 tuổi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hồ thái hậu (Bắc Ngụy) http://phunutoday.vn/tham-cung-bi-su/ba-hoang-dang... https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8C%97%E5%8F%B2/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8C%97%E5%8F%B2/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%... https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%... https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%... https://zh.wikisource.org/wiki/%E9%AD%8F%E6%9B%B8/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E9%AD%8F%E6%9B%B8/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E9%AD%8F%E6%9B%B8/...